QUẦN ÁO THÔNG TƯ 56 TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG-LH: 0908368114

  • Dòng sản phẩm: quần áo tt 56
  • Số lượng sản phẩm trong kho: 1
  • Quần áo thông tư 56 tại tỉnh HẢI DƯƠNG đạt tiêu chuẩn của Toàn Thắng sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro về người và tài sản cho công ty của bạn Để đảm bảo an toàn cho người lao động khi tham gia làm việc, n...
Liên hệ 0968.692.585

Quần áo thông tư 56 tại tỉnh HẢI DƯƠNG đạt tiêu chuẩn của Toàn Thắng sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro về người và tài sản cho công ty của bạn

Để đảm bảo an toàn cho người lao động khi tham gia làm việc, nhà nước đã ra thông tư 56 về an toàn bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ nhằm giúp cho doanh nghiệp phòng tránh được những thiệt hại không mong muốn khi hỏa hoạn xảy ra. Tại HẢI DƯƠNG có rất nhiều công ty cũng như người lao động, vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo thông tư 56 tại HẢI DƯƠNG  của Toàn Thắng để bảo đảm an toàn nhé.

Quần áo thông tư 56 có chứng nhận kiểm định của bộ công an tại Hải Dương

Quần áo thông tư 56 tại HẢI DƯƠNG

Quần áo thông tư 56 tại HẢI DƯƠNG đảm bảo chất lượng

Trước khi có các quy định về quy chuẩn trang phục bảo hộ lao động, đã có khá nhiều tai nạn lao động xảy ra để lại rất nhiều hậu quả thương tâm. Cũng chính từ những vụ tai nạn này mà các cơ quan nhà nước đã quyết liệt hơn trong việc xây dựng các quy chuẩn bảo vệ an toàn cho người lao động, và các quy định này buộc các đơn vị sử dụng lao động phải tuân thủ.

Bản thân các doanh nghiệp sử dụng lao động, các quy định như tại thông tư 56 cũng là một phần quan trọng thúc đẩy họ quan tâm hơn đến việc bảo vệ an toàn cho người lao động, và việc trang bị quần áo thông tư 56 đã trở thành một phần không thể thiếu dành cho người lao động làm việc trong môi trường nhiều rủi ro.

Phòng ngừa rủi ro hỏa hoạn xảy ra

Từ việc các doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng các trang bị an toàn như quần áo thông tư 56 tại Hải Dương, tình trạng người lao động bị tai nạn lao động nguy hiểm đã giảm đi đáng kể, thương tích khi có tai nạn xảy ra cũng giảm bớt, tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

Quần áo thông tư 56 tại Hải Dương của Toàn Thắng đảm bảo chất lượng tuyệt đối

Nắm bắt cụ thể các quy định của pháp luật, PCCC Toàn Thắng cung cấp sản phẩm quần áo thông tư 56 tại Hải Dương bảo đảm đáp ứng đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an toàn cho người lao động.

Quần áo thông tư 56 tại Hải Dương được sản xuất từ chất liệu bền, chất lượng, thiết kế tỉ mỉ, mang đến sự an tâm cho người lao động, cùng với đó là cảm giác thoải mái trong quá trình làm việc.

Mức giá của sản phẩm quần áo thông tư 56 tại Hải Dương mà PCCC Toàn Thắng phân phối cũng rất hợp lý, xứng đáng là lựa chọn hàng đầu của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều rủi ro dành cho người lao động của mình.

SAU LÀ TRÍCH DẪN TT 56/2014/TT-BCA

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 56/2014/TT-BCA

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25/3/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về định mức, kinh phí trang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Lực lượng dân phòng;

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

4. Công an các đơn vị, địa phương;

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

Điều 3. Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

3. Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng tiêu chuẩn, đúng mục đích, đúng đối tượng sử dụng.

4. Phù hợp với điều kiện ngân sách của các địa phương trong từng giai đoạn và phù hợp với điều kiện, khả năng bảo đảm kinh phí của từng cơ sở.

Chương II

TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH

Điều 4. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho lực lượng dân phòng

1. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho đội dân phòng, cụ thể như sau:

STT

DANH MỤC

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU

NIÊN HẠN SỬ DỤNG

1.

Khóa mở trụ nước (trang bị cho địa bàn có trụ cấp nước chữa cháy đô thị)

Chiếc

01

Hỏng thay thế

2.

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

3.

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

4.

Mũ chữa cháy

Chiếc

01 người/01 chiếc

03 năm

5.

Quần áo chữa cháy

Bộ

01 người/01 bộ

02 năm

6.

Găng tay chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

7.

Ủng chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

8.

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

9.

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

10.

Dây cứu người

Cuộn

02

Hỏng thay thế

11.

Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)

Hộp

01

Hỏng thay thế

12.

Thang chữa cháy

Chiếc

01

Hỏng thay thế

13.

Loa pin

Chiếc

02

Hỏng thay thế

14.

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

01 người/01 chiếc

Hỏng thay thế

2. Tùy theo đặc điểm từng địa bàn và khả năng bảo đảm ngân sách của các địa phương, lực lượng dân phòng có thể được trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, như máy bơm chữa cháy, bộ đàm cầm tay, mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly và một số loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác.

3. Căn cứ vào định mức trang bị cho lực lượng dân phòng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị với Ủy ban nhân dân cùng cấp để trình Hội đồng nhân dân quyết định trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương.

Điều 5. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, cụ thể như sau:

STT

DANH MỤC

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU

NIÊN HẠN SỬ DỤNG

1.

- Vòi chữa cháy có đường kính 66mm, dài 20m

Cuộn

Vòi: 06

Hỏng thay thế

- Lăng chữa cháy A (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

Lăng: 02

Hỏng thay thế

2.

Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

01

Hỏng thay thế

3.

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

4.

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

5.

Mũ chữa cháy

Chiếc

01 người/01 chiếc

03 năm

6.

Quần áo chữa cháy

Bộ

01 người/01 bộ

02 năm

7.

Găng tay chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

8.

Ủng chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

9.

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

01 người/01 chiếc

Hỏng thay thế

10.

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

11.

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

12.

Bộ đàm cầm tay

Chiếc

02

Theo quy định của nhà sản xuất

13.

Dây cứu người

Cuộn

02

Hỏng thay thế

14.

Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)

Hộp

01

Hỏng thay thế

15.

Thang chữa cháy

Chiếc

02

Hỏng thay thế

16.

Loa pin

Chiếc

02

Hỏng thay thế

2. Đối với các cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy kèm theo phương tiện chữa cháy cơ giới được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3. Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ và khả năng bảo đảm kinh phí của từng cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, như máy bơm chữa cháy, xe chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy, loa pin cầm tay, mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác và xem xét, quyết định việc trang bị cụ thể loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các chức danh là đội trưởng, đội phó và các đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điều 6. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cụ thể như sau:

STT

DANH MỤC

ĐƠN VỊ TÍNH

SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU

NIÊN HẠN SỬ DỤNG

1.

Phương tiện chữa cháy cơ giới

Chiếc

Thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

Theo quy định của nhà sản xuất

2.

- Vòi chữa cháy có đường kính 66mm, dài 20m

Cuộn

Vòi: 06

Hỏng thay thế

- Lăng chữa cháy A (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

Lăng: 02

Hỏng thay thế

3.

Khóa mở trụ nước (trang bị cho cơ sở có trụ cấp nước chữa cháy ngoài trời)

Chiếc

01

Hỏng thay thế

4.

Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

5.

Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg

Bình

05

Theo quy định của nhà sản xuất

6.

Mũ chữa cháy

Chiếc

01 người/01 chiếc

03 năm

7.

Quần áo chữa cháy

Bộ

01 người/01 bộ

02 năm

8.

Găng tay chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

9.

Ủng chữa cháy

Đôi

01 người/01 đôi

Hỏng thay thế

10.

Khẩu trang lọc độc

Chiếc

01 người/01 chiếc

Hỏng thay thế

11.

Đèn pin chuyên dụng

Chiếc

02

Hỏng thay thế

12.

Câu liêm, bồ cào

Chiếc

02

Hỏng thay thế

13.

Bộ đàm cầm tay

Chiếc

02

Theo quy định của nhà sản xuất

14.

Dây cứu người

Cuộn

02

Hỏng thay thế

15.

Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương)

Hộp

01

Hỏng thay thế

16.

Thang chữa cháy

Chiếc

02

Hỏng thay thế

17.

Quần áo cách nhiệt

Bộ

02

Hỏng thay thế

18.

Quần áo chống hóa chất (trang bị cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất)

Bộ

02

Hỏng thay thế

19.

Quần áo chống phóng xạ (trang bị cho cơ sở hạt nhân)

Bộ

02

Hỏng thay thế

20.

Mặt nạ phòng độc lọc độc

Bộ

03

Hỏng thay thế

21.

Mặt nạ phòng độc cách ly

Bộ

02

Hỏng thay thế

22.

Loa pin

Chiếc

02

Hỏng thay thế

2. Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ của từng cơ sở, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, như máy bơm chữa cháy, xe chữa cháy, xe thang chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy, máy bay chữa cháy, phương tiện, dụng cụ phá dỡ, các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác và xem xét, quyết định việc trang bị cụ thể loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các chức danh là đội trưởng, đội phó và các đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điều 7. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng được bố trí trong ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2014.

2. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo định mức bằng hoặc cao hơn quy định tại Thông tư này trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng cho đến khi hết niên hạn; trường hợp chưa được trang bị hoặc trang bị thấp hơn định mức quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Căn cứ yêu cầu và tình hình thực tế, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

3. Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào tháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).

4. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, V19, C66.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Trần Đại Quang

Gửi Bình luận

Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
    Bình thường           Tốt